Thực tập Cán bộ kỹ thuật

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Tên môn học (Tiếng Anh): PRACTICE AS TECHNICAL STAFF

Mã số: CEST 413

Số tín chỉ: 2

Số tiết: tổng: 30; trong đó LT: 0 ; BT: 0 ; TN: 0 ; ĐA: 0 ; BTL: 0 ; TQ, TT: 30

Thuộc chương trình đào tạo ngành:

- Môn bắt buộc cho ngành: Kỹ thuật công trình xây dựng (chuyên ngành kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp).

- Môn tự chọn cho ngành: không.

Phương pháp đánh giá:

Điểm quá trình : 30% (Đánh giá qua các lần thông bài)

Điểm bảo vệ đồ án: 70%

Điều kiện ràng buộc học phần:

Học phần tiên quyết :

Học phần học trước : Đã học xong tất cả các môn học tự chọn bắt buộc trong chương trình đào tạo của chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Nội dung tóm tắt học phần:

Tiếng Việt: Thời gian thực tập sinh viên cần tìm hiểu các nội dung chính sau:

  • Tìm hiểu về nơi thực tập: quy mô, cấu trúc tổ chức nhân lực, hướng phát triển và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thực tập chuyên môn: Tìm hiểu về công trình thực tập (dự án đang thực hiện) với các nội dung: giải pháp kiến trúc, giải pháp kết cấu của công trình, tính toán kết cấu các cấu kiện; công nghệ và tổ chức thi công, biện pháp an toàn trên công trường; quy mô của 1 dự án, đặc điểm và các vấn đề tổ chức 1 dự án từ quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu…

Tiếng Anh: Practice sessions should learn the following:

  • The place of practice: organizational structure, human resources, development direction, and business activities.

  • Specialization: Understanding the internship project (ongoing project) with the contents of architectural solutions, structural solutions of project, calculation of structural components; technology and organization of construction, safety measures on the site; the size of a project, the characteristics and organizing of a project from project management, supervision consultant, contractor ...

Giáo trình sử dụng, tài liệu tham khảo:

Giáo trình:

[1] Tập bài giảng “Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp”. Trường Đại học Thủy lợi – Khoa Công Trình – Bộ môn XDDD & CN.

Các tài liệu tham khảo:

Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam:

[1] TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.

[2] TCVN 5573 : 2012 : Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

[3] TCVN 5574 : 2012 : Kết cấu BT và BTCT – Tiêu chuẩn thiết kế.

[4] TCVN 5575 : 2012 : Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

[5] TCVN 9362 : 2012 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

[6] TCVN 10304 : 2014 : Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.

[7] TCVN 9386 : 2012 : Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất.

[8] TCVN 9379 : 2012 : Kết cấu xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản về tính toán.

Tài liệu, giáo trình về công nghệ xây dựng:

[1] Giáo trình thi công tập 1, 2 của TS. Đỗ Đình Đức – Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

[2] Sổ tay công trình sư thi công – Giang Chính Vinh.

[3] Công nghệ xây dựng (Lê Văn Hùng, Nguyễn Trọng Tư – Đại học Thuỷ Lợi).

[4] Thi công nhà cao tầng BTCT của GS. Lê Kiều – Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

[5] Công nghệ thi công top – down của GS. Lê Kiều - Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

Nội dung chi tiết:

Mở đầu: Giới thiệu chung về đợt thực tập

1 Mục đích đợt thực tập

2 Nhiệm vụ thực tập

Phần 1: Tổ chức hoạt động của Đơn vị thực tập

1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân lực của doanh nghiệp.

2 Hoạt động sản xuất, phương hướng phát triển và những thành quả đạt được của doanh nghiệp.

3 Chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của người kỹ sư.

Phần 2 : Nội dung thực tập

1 Giới thiệu về công trình

1.1 Tổng quan về công trình, tìm hiểu các vấn đề xây dựng Dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công...

1.2 Giải pháp kiến trúc.

1.3 Giải pháp kết cấu.

1.4 Các giải pháp kỹ thuật khác.

2a Công nghệ và tổ chức thi công (thực tập công nghệ và tổ chức thi công)

2.1. Trình tự thi công.

2.2. Máy móc trong thi công.

2.3. Thi công các cấu kiện.

2.4. Biện pháp an toàn lao động trong thi công.

2.5. Biện pháp thi công một số hạng mục.

2b. Tư vấn thiết kế (dành cho sinh viên thực tập tính toán thiết kế kết cấu, nền móng)

2.1. Tìm hiểu trình bày hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

2.2. Xác lập hệ kết cấu chịu lực của một công trình đơn giản hoặc một phần công trình loại vừa về độ phức tạp của giải pháp kết cấu, lập mặt bằng bố trí kết cấu.

2.3. Xác định tải trọng tác dụng vào kết cấu, lập các số liệu để tính toán kết cấu bằng máy vi tính theo các chương trình đã có.

2.4. Tính toán một số cấu kiện cơ bản như: Dầm, bản sàn, cột (hoặc móng), cầu thang.

2.5. Tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế.

2.6. Thể hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công.

Phần 3: Kết quả thực tập

1 Giấy nhận xét và xác nhận của đơn vị về công việc thực tập của sinh viên

2 Viết báo cáo thu hoạch theo các nội dung của đề cương thực tập.

Chuẩn đầu ra của môn học

- Kiến thức:

Hiểu và vận dụng được các kiến thức đại cương (toán, lý, hóa, tin) vào việc tính toán, mô phỏng, phân tích, tổng hợp một số vấn đề kỹ thuật chuyên ngành.

Nắm được các phương pháp, quy trình thiết kế, quy hoạch và tính toán xác định các thông số cơ bản của công trình, hệ thống công trình: xây dựng dân dụng thủy lợi và địa kỹ thuật (các công trình ngầm, hố đào sâu, nền móng các loại công trình).

Nắm được nguyên tắc cơ bản về quản lý xây dựng, quản lý dự án, quản lý môi trường.

Nắm được các vấn đề thực tiễn chuyên ngành liên quan đến hành nghề của kỹ thuật bao gồm cả đạo đức, tính chuyên nghiệp, môi trường, vấn đề xã hội và chính trị, toàn cầu hóa, tài liệu hợp đồngvà các vấn đề pháp lý khác.

- Kỹ năng, năng lực:

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết báo cáo, thuyết trình, thảo luận, đàm phán.

Sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại (Microsoft Office, CAD, đo đạc) trong công việc.

Sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo (SAP/ ETAB/Geo-slope/ Plaxis…) để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

Khả năng làm việc độc lập và tổ chức công việc theo nhóm.

Khả năng nhận diện, xác lập và giải quyết một số vấn đề cơ bản của kỹ thuật xây dựng.

Kỹ năng phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu liên quan đến chuyên ngành.

- Phẩm chất, đạo đức:

Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc, cộng đồng và xã hội.

2. Phương pháp giảng dạy để đạt được chuẩn đầu ra:

Phương pháp giảng dạy thuyết trình;

Hướng dẫn sinh viên và giúp sinh viên đăng ký thực tập, giới thiệu địa điểm thực tập cho sinh viên.

Dẫn sinh viên đi tham quan tại công trình cụ thể (tối thiểu 1 buổi);

Sinh viên thực tập và làm việc theo nhóm.